Được đăng vào lúc: Th08 09, 2024 - 235 Lượt xem

DI SẢN - KẾT NỐI GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐƯỢC BIẾT, MẠNG LƯỚI DI SẢN KẾT NỐI HIỆN ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU HÀNH BỞI CÂU LẠC BỘ DI SẢN ÁO DÀI VIỆT NAM - THÀNH VIÊN QUỸ HỖ TRỢ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM. BÀ VUI LÒNG CHO BIẾT MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN NÀY?

phong-van-di-san-ket-noi-3.jpg
 

Tôn chỉ của Mạng lưới là “Kết nối, Kiến tạo, Kế thừa”. Cùng với các di sản của dân tộc được UNESCO công nhận, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đều đang kiến tạo di sản mỗi ngày. Đó chính là các tác phẩm, sản phẩm hữu ích cho cộng đồng, là tri thức, kinh nghiệm, những bài học thành công và mối quan hệ sâu rộng của các nhà lãnh đạo, các chuyên gia, nghệ nhân, kỷ lục gia - những người có tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng mong muốn được chuyển giao cho thế hệ kế thừa.
Mạng lưới di sản kết nối đang được phát triển trên các tỉnh thành Việt Nam và các quốc gia có quan hệ song phương với Việt Nam để quy tụ những thành viên tâm huyết cùng nhau quảng bá, tôn vinh, bảo tồn gìn giữ những di sản quý giá này.
Đây là dự án xã hội mà ATIM Consulting đóng vai trò là nhà tư vấn tổng thể từ viết đề án, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế kiểm soát đến tư vấn lựa chọn các nhà đồng hành và thành viên phù hợp.


BÀ VUI LÒNG GIỚI THIỆU NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA MẠNG LƯỚI DI SẢN KẾT NỐI?

phong-van-di-san-ket-noi-1.jpg


Mạng lưới đã có các điểm khởi đầu tích cực, bắt đầu cho hành trình kết nối, kiến tạo và bảo tồn di sản đầy ý nghĩa.
1. Quảng bá di sản văn hóa qua các sự kiện CSR ‘Di sản- Kết nối’ và tour du lịch di sản văn hóa:
- Sự kiện “Hội ngộ Kết nối Di sản” tổ chức tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Quang San đã qui tụ các nhà văn hóa, nhà quản lý các ngôi nhà di sản, kỷ lục gia, chuyên gia, giáo sư các trường đại học chia sẻ và đóng góp ý tưởng, thực hiện mục tiêu quảng bá và bảo tồn di sản văn hóa quốc gia, địa phương, doanh nghiệp, doanh nhân và gia tộc của Mạng Lưới.
- Chuỗi sự kiện “TP. Hồ Chí Minh – Di sản - Kết nối” là mô hình tour di sản văn hóa với các hoạt động đa dạng bao gồm: Tọa đàm về di sản doanh nhân; Giao lưu, tìm hiểu cơ hội hợp tác với trường Công nghệ và Thiết kế UEH, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (CTD-UEH) cho kế hoạch công nghệ hóa hoạt động quảng bá, đồng quảng bá và bảo tồn di sản văn hóa; Thăm quan 4 gian hàng của Bảo Tàng Áo Dài trong Lễ hội Việt Nhật và giao lưu với Giám Đốc Bảo Tàng Huỳnh Ngọc Vân; Quảng bá Triển lãm bộ sưu tập ảnh “Di sản quanh ta” của kỷ lục gia Nguyễn Thị Thanh Tâm; và Triển lãm NEXTGEN ART: SUSTAINABILITY THROUGH ARTTECH của khoa Công Nghệ thiết kế truyền thông trường Đại Học Kinh Tế HCM, giới thiệu các tác phẩm điêu khắc của các tác giả trẻ và bộ sưu tập tranh của họa sĩ Nguyễn Duy Nhựt; Giao lưu với nhà sưu tập tranh Trần Hậu Tuấn và Ban Giám Đốc Bảo Tàng Nghệ Thuật Quang San; Thưởng thức hội họa, âm nhạc và ẩm thực truyền thống tại Nguyen’s Art Garden; giao lưu tìm hiểu cơ hội hợp tác với các nhà đồng hành, thành viên tương lai và các tổ chức liên kết.


2.Chương trình Người kế nhiệm: nhằm hỗ trợ các thành viên mạng lưới đào tạo đội ngũ kế thừa với lộ trình 3- 5 năm, bắt đầu từ các chương trình tọa đàm tại các trường, kết nối các thành viên mạng lưới với các sinh viên phù hợp, xây dựng chân dung thủ lĩnh và người kế nhiệm, tư vấn các thành viên hệ thống hóa các tài liệu đào tạo qua công việc “sống’, số hóa hệ thống lưu trữ, làm tiền đề phát triển e-learnig cho các vị trí quản lý tập sự, tổ chức các cuộc thi đại sứ thương hiệu, triển khai thí điểm tại 1-2 trường tiến tới triển khai rộng hơn ở các trường phù hợp trong nước và quốc tế. Vừa qua, chương trình ‘Người kế nhiệm’ đã được mạng lưới tổ chức cho các nhà tài trợ cuộc thi Peaking Point 2024 là các nhà đồng hành Mạng Lưới như Richfield, ATIM, FYT, Secoin, Renso và ban chủ nhiệm Student In Free Enterprise, các CLB khác của trường RMIT. Gần đây nhất, Diamond Journey Corp (DJC) với nền tảng “Ngân Hàng Di sản Tri thức Tinh hoa - Thư viện số trăm năm” đã tham gia mạng lưới, cung cấp công cụ hiệu quả để triển khai chương trình Người Kế Nhiệm.


BÀ KỲ VỌNG GÌ VỀ VIỆC PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ DI SẢN CỦA VIỆT NAM?

phong-van-di-san-ket-noi-2.jpg


Việt Nam có 15 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Một số ngành của Việt Nam như thủy sản, cafe, gạo, đồ nội thất và thủ công mỹ nghệ, may mặc, da giầy... cũng nằm trong top đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu. Chúng tôi tin rằng, với sự đồng lòng, quyết tâm của những thành viên vừa là những doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng trong các ngành kinh tế mũi nhọn; vừa là những tổ chức cá nhân yêu di sản văn hóa, mong muốn kết hợp cùng di sản văn hóa viết lên câu chuyện kết nối, kiến tạo, kế thừa truyền thống của ngành, doanh nghiệp, doanh nhân và gia tộc, tất cả sẽ cùng tạo nên bản hòa ca tuyệt vời về truyền thống Việt, giá trị Việt, thương hiệu Việt trong nước và quốc tế.
Khi thương mại và đầu tư được song hành quảng bá cùng di sản văn hóa qua các sự kiện CSR “Di sản- Kết nối” và các tour du lịch di sản văn hóa, chúng ta sẽ đồng thời đạt được 2 mục tiêu: gia tăng giá trị thương hiệu Việt và đóng góp cho hành trình tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa, góp phần phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Cám ơn những chia sẻ của bà.

Giỏ hàng của bạn