Áo dài là gì?

Áo dài là trang phục truyền thống, hay còn được gọi là áo tân thời, được cách tân theo hướng Tây hóa từ áo ngũ thân thập lĩnh. Người đã chọn và đặt tên cho áo ngũ thân thập lĩnh là chúa Nguyễn Phúc Khoát sau khi cải cách trang phục Đàng Trong vào năm 1974. Bên cạnh đó, người có công định hình áo dài tân thời như ngày nay là Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường (theo nguồn: Wikipedia).

Cấu tạo áo dài được chia làm 5 phần, bao gồm:

Cấu tạo áo dài được chia làm 5 phần
  • Cổ áo dài: cổ áo truyền thống cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm. Ngày nay cổ áo dài được biến tấu đa dạng hơn như: áo dài cổ tròn, cổ vuông, cổ thuyền, cổ trái tim, cổ chữ U, ngoài ra trên cổ áo còn đính thêm ngọc để tạo sự nổi bật.

  • Thân áo dài: được tính từ phần cổ áo đến phần eo. Các cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống cho tới ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngay này kiểu áo cũng biến tấu đa dạng thành các kiểu áo dài 2 tà và áo dài 4 tà.

  • Tà áo dài: Áo dài thường có 2 tà, tà trước và tà sau, các kiểu áo dài xưa thì tà trước sẽ bằng tà sau nhưng ngày nay qua nhiều biến tấu và cải tiến có những kiểu áo tà trước ngắn hơn tà sau, hoặc áo dài sẽ có 4 tà gồm 2 tà trước và 2 tà sau hay nói một cách đơn giản là tà trước và tà sau mỗi tà gồm 2 lớp để cho áo có độ phồng, bồng bềnh giúp cho các nàng trong duyên dáng và uyển chuyển hơn.

  • Tay áo dài: tay áo truyền thống được tính từ vai được may sát với cánh tay, qua nhiều biến tấu cải tiến mẫu tay áo dài có nhiều kiểu dáng như: áo dài tay phồng, tay lỡ, tay loe, tay lững, tay ngắn, tay xẻ, …

  • Quần áo dài: Quần áo dài được thay thế cho chiếc váy ngày xưa. Quần áo dài thường được may ống rộng, chấm gót. Ngày xưa chất liệu may quần áo dài thường may bằng vải cứng cáp, ngày nay với nhiều chất liệu hơn như vải lụa, vải gấm hay các loại vải mềm và rủ hơn. Màu sắc quần áo dài thường được chọn là quần màu trắng, nhưng hiện tại trang phục áo dài có nhiều tông màu khác nhau để phù hợp hơn với màu của áo. Ngày nay trang phục còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.

Nguồn gốc áo dài trang phục Việt Nam

Áo dài xuất hiện ở khoảng thế kỷ thứ XVII trải qua nhiều thời kỳ, giai đoạn chuyển đổi. Sau khi trải qua quá trình dài thay đổi và phát triển, áo dài mới có được vẻ đẹp mang đậm dấu ấn thời trang, văn hoá người Việt như ngày nay. Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm hay bao nhiêu đổi thay của xã hội thời đại, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn là hằng số bất biến. Đó là vẻ đẹp từ sự dịu dàng, duyên dáng, sự nhẹ nhàng, kín đáo và đôi khi là sự ngại ngùng thẹn thùng nhưng không kém phần quyến rũ. Áo dài chính là biểu tượng tuyệt đẹp thể hiện tất cả những nét đẹp của trang phục truyền thống Việt Nam.

Ý nghĩa của chiếc áo dài

Ý nghĩa tà áo dài chứa đựng những ý nghĩa truyền thống sâu sắc, là trang phục chiếm trọn niềm tự hào và trái tim người Việt. Mặc cho trải qua bao nhiêu ngàn năm, văn hoá Việt vẫn không bị mai một và được lưu giữ giá trị qua chiếc áo dài – trang phục mang nét quyến rũ mà kín đáo, thanh lịch, không hề lẫn với các nền văn hoá khác. Hình ảnh người phụ nữ mặc áo dài luôn được hiện diện trong những dịp lễ lớn, hay đấu trường quốc tế, trong các cuộc thi dù lớn hay nhỏ. Chứng tỏ, tà áo dài luôn được người Việt trân trọng và sử dụng vào các ngày quan trọng của đất nước và ngay cả trong đời sống cá nhân.

Ý nghĩa của chiếc áo dài

Áo dài truyền thống Việt Nam qua từng thời kỳ

Áo dài từ lâu đã trở thành bộ trang phục truyền thống của Việt Nam. Không những là quốc phục, áo dài chứa đựng một bề dày lịch sử, văn hoá, những quan niệm thẩm mỹ và thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc ta. Chiếc áo dài đã được rất nhiều đại diện sắc đẹp Việt lựa chọn, là trang phục trong các chương trình, lễ hội lớn, nhằm tôn vinh giá trị, cũng như quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hoá. Cùng điểm những mẫu áo dài đẹp trong từng thời kỳ của Việt Nam nhé.

Áo dài giao lãnh

Đầu tiên, phải kể đến “Áo dài giao lãnh” xuất hiện trong giai đoạn đất nước ta bị chia cách thành hai đàng. Đây là loại trang phục có thiết kế rộng, với hai đường xẻ bên hông, hay còn gọi là tà, dài tay và cổ tay cũng được may khá rộng. Thân áo có chiều dài đến chấm gót chân và được may bằng bốn tấm vải, mặc phủ ngoài yếm lót, kết hợp cùng thắt lưng màu và váy đen. Áo giao lãnh có kiểu cổ áo gần giống với áo tứ thân, tuy nhiên phần vạt áo phía trước không cần buộc giống áo tứ thân. Dù chỉ mang hình dáng sơ khai của áo dài, nhưng vẫn cảm nhận được những nét duyên dáng, nhẹ nhàng của loại trang phục này.

Áo giao lãnh – nguyên gốc của áo dài xưa (Nguồn: ảnh tư liệu của Pháp)
Áo giao lãnh – nguyên gốc của áo dài xưa (Nguồn: ảnh tư liệu của Pháp)

Áo dài tứ thân

Tiếp theo là sự ra đời của “Áo tứ thân” vào thế kỷ XVIII, được biến tấu từ áo dài giao lãnh. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lãnh cũ được may rời 2 tà trước để buộc lại với nhau, thông xuống thành 2 tà áo ở giữa, 2 tà sau may liền lại thành vạt áo. Kết hợp quen thuộc đi cùng chiếc áo tứ thân là chiếc yếm, khăn mỏ quạ hay nón quai thao.

Loại áo này so với áo giao lãnh chưa thực sự biến đổi nhiều, thường được may màu tối, nhưng vẫn mang đến cảm giác mộc mạc, nhẹ nhàng, khiêm tốn cho người mặc.

Áo tứ thân được lưu giữ tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam (Nguồn: Zing.vn)
Áo tứ thân được lưu giữ tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam (Nguồn: Zing.vn)
Áo tứ thân được lưu giữ tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam (Nguồn: VnExpress).
Áo tứ thân được lưu giữ tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam (Nguồn: VnExpress)

Áo dài ngũ thân

Áo dài ngũ thân là sự tiếp nối của áo tứ thân, xuất hiện trong giai đoạn trị vì của vua Gia Long ở thế kỷ 19. Có thiết kế dựa trên áo dài tứ thân với 4 vạt được may thành 2 tà trước và 2 tà sau, phom áo rộng, có cổ và cực kỳ thịnh hành đến đầu thế kỷ XX.

Điểm khác biệt duy nhất là trang phục này được may thêm vạt áo thứ năm, giống như mảnh áo lót kín đáo, vừa thể hiện nét tinh tế, vừa khiêm nhường của người mặc. Sự thay đổi này nhằm phân biệt tầng lớp quý tộc và tầng lớp lao động nghèo, chứng tỏ sự khác biệt về địa vị và giai cấp xã hội thời đó.

Áo dài ngũ thân truyền thống (Nguồn: internet)
Áo dài ngũ thân truyền thống (Nguồn: internet)
Áo ngũ thân truyền thống (Nguồn: internet)
Áo ngũ thân truyền thống (Nguồn: internet)

Áo dài Lemur

Vào năm 1939, kiểu áo dài cách tân đầu tiên ra đời với tên gọi “Áo dài Lemur”, được cải biến từ áo ngũ thân, do hoạ sĩ Cát Tường sáng tạo và đặt theo tên tiếng Pháp của bà. Khác với phom dáng truyền thống, áo có 2 vạt trước và sau, được may ôm sát theo những đường cong của cơ thể, tôn lên vẻ thướt tha, yêu kiều đầy quyến rũ của người phụ nữ.

Các chi tiết tay phồng, cổ khoét trái tim được lấy cảm hứng từ chiếc váy tay phồng của phương Tây làm cho áo dài Lemur càng thêm phần thời thượng. Để tăng thêm nét nữ tính, hàng nút phía trước được mở sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn.

Áo dài Lemur tại Lễ thành lập Viện nghiên cứu Trang phục Việt tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Vietnam+)
Áo dài Lemur tại Lễ thành lập Viện nghiên cứu Trang phục Việt tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Vietnam+)
áo dài Lemur có thiết kế dựa trên áo dài 3 thân (Nguồn: Vietnam+)
Áo dài Lemur có thiết kế dựa trên áo dài 3 thân (Nguồn: Vietnam+)

Áo dài Lê Phổ

Là sự kết hợp giữa áo tứ thân và áo dài Lemur, áo dài Lê Phổ được hoạ sĩ Lê Phổ thiết kế thành một bộ trang phục tinh tế và thu hút hơn, bởi những đường cong bó thanh mảnh, trẻ trung và mới mẻ.

Áo dài Lê Phổ đã loại bỏ hết những yếu tố phương Tây không phù hợp với phong tục tập quán của người Việt mà chiếc áo dài Lemur đem đến. Vạt áo được may dài và ôm sát cơ thể, tay không phồng, cổ kín với hàng khuy áo bên phải, thể hiện phong cách Việt Nam áo dài riêng biệt. Kiểu áo này đã trở nên vô cùng phổ biến vào những năm 50, được phụ nữ Việt ưa thích suốt thời gian dài.

Áo dài Lê Phổ xuất hiện từ năm 1950 (Nguồn: Ảnh tư liệu)
Áo dài Lê Phổ xuất hiện từ năm 1950 (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Áo dài Raglan

Hình thái tiếp theo là “Áo dài Raglan”, hay còn gọi là áo dài ráp-lăng, xuất hiện năm 1960 được thiết kế bởi nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn.

Áo dài Raglan được may ôm khít vừa vặn cơ thể, kết hợp cùng cách nối tay từ vị trí cổ chéo xuống. Hai tà áo dài nối với nhau bằng một hàng nút và lược bỏ đi phần đường nhăn ở nách áo, làm trang phục trở nên tinh tế hơn. Thiết kế này vừa làm giảm thiểu nếp nhăn ở nách, đồng thời giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt. Đây là tiền đề cho phong cách áo dài sau này.

Áo dài Raglan hay là ráp-lăng do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo (Nguồn: Ảnh tư liệu)
Áo dài Raglan hay là ráp-lăng do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Áo dài Trần Lệ Xuân

Trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi với kiểu dáng quyến rũ hơn, được gọi là áo dài bà Nhu. Trần Lệ Xuân – Đệ Nhất Phu Nhân nước Việt Nam Cộng Hòa, là người đã thiết ra kiểu áo dài này, bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền. Ban đầu, thiết kế này bị phản đối rất nhiều vì không hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, song sau này lại được ưa chuộng bởi sự đơn giản, thoải mái mà tinh tế.

Áo dài Trần Lệ Xuân hay còn gọi là Áo dài bà Nhu (Nguồn: VnExpress)
Áo dài Trần Lệ Xuân hay còn gọi là Áo dài bà Nhu (Nguồn: VnExpress)

Áo dài truyền thống Việt Nam từ năm 1970 đến nay

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, chiếc áo dài truyền thống Việt Nam chính thức ra đời những năm 1970 và được lưu giữ đến hiện tại. Áo dài đã trở thành quốc phục, thừa kế những nét tinh hoa nhất từ lịch sử hình thành và phát triển, đồng thời thể hiện nét văn hoá, truyền thống của người Việt.

Áo dài truyền thống Việt Nam từ năm 1970 đến nay

Áo dài cách tân xuất hiện từ năm 2017

Dẫu cho có những sự biến đổi về kiểu dáng, từ kín đáo cho đến hiện đại, phá cách, tà áo dài truyền thống vẫn giữ được nét đẹp đậm đà, khí chất riêng biệt mà không trang phục nào mang lại được. Vẫn giữ phom dáng ôm sát theo đường cong quyến rũ của người phụ nữ, áo dài cách tân ngày nay được thiết kế với kiểu dáng cách tân hiện đại. Cũng chính bởi sự cách điệu mới mẻ, độc đáo, mà áo dài ngày càng được hiện diện nhiều hơn trong cuộc sống của người phụ nữ Việt.

Áo dài cách tân hiện đại (Thái Tuấn – BST Nhị Thuỷ)
Áo dài cách tân hiện đại (Thái Tuấn – BST Nhị Thuỷ)
Áo dài cách tân hiện đại (Thái Tuấn – BST Nhị Thuỷ)
Áo dài cách tân hiện đại (Thái Tuấn – BST Nhị Thuỷ)
Áo dài cách tân hiện đại (Thái Tuấn – BST Nhị Thuỷ)
Áo dài cách tân hiện đại (Thái Tuấn – BST Nhị Thuỷ)

Bất cứ ai cũng đều trở nên thật duyên dáng trong tà áo dài truyền thống. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm đôi nét về nét đẹp và ý nghĩa của bộ trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.

Giỏ hàng của bạn