Trang phục Áo dài, văn hóa mặc Áo dài và niềm tự hào về Áo dài của hàng triệu người dân Việt Nam đã góp phần khẳng định vị thế của Áo dài trong đời sống xã hội. Do đó, Áo dài xứng đáng được tôn vinh trở thành một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và xa hơn nữa là đề nghị UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Được đăng vào lúc: Th05 21, 2024 - 154 Lượt xem

Áo Dài Việt Nam - Từ Câu Ca Bước Ra Thế Giới

Nâng tầm Áo dài thành một "vật phẩm văn hóa" trong ngoại giao

Theo PGS.TS Phạm Văn Dương – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ngoại giao văn hóa khác với ngoại giao chính trị hay quân sự. Ngoại giao văn hóa là sự chia sẻ, chia sẻ những giá trị, chia sẻ cái đẹp, chia sẻ cảm xúc. Chính vì lẽ đó mà ngoại giao văn hóa có nhiều lợi thế cần phát huy mạnh mẽ. Trong đó, giá trị của Áo dài không chỉ dừng lại ở sự quảng bá hay sự ghi nhận của bạn bè thế giới mà cần được nâng tầm để trở thành một “vật phẩm văn hóa”, thông qua việc trao tặng, sử dụng rộng rãi trong các sự kiện ngoại giao. Người Việt Nam có câu “Thương nhau cởi áo cho nhau”. Việc trao tặng tấm áo là một biểu hiện cao nhất của sự tin tưởng, quý mến, cần được vận dụng rộng rãi trong các sự kiện ngoại giao.

Nâng tầm Áo dài thành một "vật phẩm văn hóa" trong ngoại giao

“Như tôi được biết thì các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… đã làm điều này rất tốt. Chúng ta với những lợi thế về các ngành nghề truyền thống, thủ công, cần tiếp tục phát huy và học hỏi các nước bạn để nâng tầm giá trị tà Áo dài Việt Nam trong văn hóa ngoại giao. Những chiếc Áo dài, khi đó sẽ không chỉ là cầu nối về tình cảm mà còn là nơi gửi gắm những giá trị truyền thống vốn có và thể hiện tài nghệ của những nghệ nhân Việt Nam, từ các công đoạn như dệt vải, thêu, may hay nhuộm vải” – PGS.TS Phạm Văn Dương nói.

Những chiếc áo dài được chắt lọc những vẻ đẹp tinh túy của tinh hoa, truyền thống Việt Nam sẽ được bạn bè quốc tế đón nhận một cách trân trọng. Và hình ảnh của họ khi khoác lên mình những tấm áo ấy sẽ có một sức lan tỏa mạnh mẽ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Nhất Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Nhất Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: "Trong quảng bá quốc tế, nói đến văn hóa và trang phục truyền thống Việt Nam, bạn bè quốc tế thường nói đến Áo dài… Áo dài được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của phụ nữ Việt, là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Do vậy, quảng bá nét đẹp Áo dài Việt Nam là một trong những nội dung được ưu tiên chọn lựa trong những chương trình quốc tế. Lần gần đây nhất, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì một Hội nghị xúc tiến ở Hàn Quốc, trong đó có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm quảng bá hình ảnh Áo dài".

Mỗi khi Áo dài xuất hiện đều mang rất nhiều thông điệp, đó là thông điệp về vẻ đẹp, về sự duyên dáng. Những họa tiết của đồng bào dân tộc, những nét nhận diện riêng biệt của Việt Nam được thể hiện trên tà Áo dài đã trở thành yếu tố khẳng định sự khác biệt giữa Việt Nam với các đất nước khác. Theo ông Trần Nhất Hoàng, Áo dài đã trở thành vật phẩm để mang đi quảng bá. Trong đó, việc quảng bá Áo dài bằng những tiết mục nghệ thuật là những việc rất nên làm và rất hiệu quả.

Mỗi khi Áo dài xuất hiện đều mang rất nhiều thông điệp, đó là thông điệp về vẻ đẹp, về sự duyên dáng


Ở góc độ của một người làm văn hóa và quảng bá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Trần Nhất Hoàng cho rằng, việc Áo dài Việt Nam đã đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng hình ảnh đẹp về người phụ nữ Việt Nam cũng như về văn hóa Việt Nam.

“Những thông điệp như thế hoàn toàn có thể trở thành “vật phẩm” để biểu đạt cho văn hóa Việt Nam. Tôi cho rằng, việc Áo dài sẽ trở thành di sản hay trở thành quốc phục là điều rất tuyệt vời” – ông Trần Nhất Hoàng nói.

Gìn giữ các làng nghề để bảo tồn giá trị của Áo dài truyền thống

Chia sẻ với chúng tôi, PGS.TS Phạm Văn Dương cho rằng, có một thực tế nhức nhối hiện nay là các làng nghề truyền thống, gồm cả làng nghề Vạn Phúc cũng đang bị mai một và có xu hướng chạy theo công nghiệp.

Là người đã đi thực tế tại các làng nghề của nhiều nước trong khu vực, PGS.TS Phạm Văn Dương nhận thấy các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc… đang gìn giữ các giá trị truyền thống của các làng nghề rất tốt. Các bộ trang phục truyền thống mà họ làm ra có giá trị rất cao. Giá trị ở đây không nằm ở những con số mà là sự kết tinh từ những yếu tố phi vật thể. Đó chính là hồn cốt dân tộc.

Giỏ hàng của bạn